|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

Từ lâu đời cư dân nhiều nơi đã về đây hội tụ, trong thời đại lịch sử nào cũng giữ được ngọn lửa yêu nước, tinh thần dân tộc kiên trung bất khuất, tạo nên sức mạnh tổng hợp; cư dân ở Quang Thịnh gồm nhiều dòng họ hợp thành: Đỗ, Phan, Hán, Nguyễn, Trần, Ngô, Hoàng, Thân, Đinh, Lê, Đào, Đặng, Vũ, Lăng, Lâm, Chu, Bùi, Dương, Trịnh, Vi, Lương, Giáp, Lành..., hầu hết các dòng họ đều theo một tôn giáo chính là Phật giáo Đại thừa, họ sống đoàn kết đan xen và đa dạng về văn hoá, trong đó văn hoá người Việt là đặc trưng tiêu biểu hơn cả. Lễ hội hàng năm không những phản ánh phong phú đời sống văn hoá của người dân, thể hiện sự giao hoà giữa con người với con người, con người với thiên nhiên. Lễ hội còn là để tưởng nhớ công ơn của những người đã có công với dân, với nước trong quá trình dựng nước và giữ nước, xây dựng quê hương. Đồng thời là thời gian để cho mọi người dân có dịp nghỉ ngơi, tham gia vào các hoạt động lễ hội vui chơi, giải trí…

          Từ xưa, hình ảnh Đình làng, chùa làng đã đi sâu vào tiềm thức của nhân dân, người dân Quang Thịnh đã xây dựng nhiều cụm đình, chùa miếu mạo nhằm phục vụ đời sống tinh thần và tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân ở địa phương.

          *Cụm di tích Đình chùa Làng Phan: - Đình Phan (hay còn gọi là Hạ), Đình tọa lạc trên phần đất thôn Tân Mỹ, ngôi Đình được xây dựng từ thời Lê  để thờ Thành Hoàng Làng là các vị có công với dân tộc là: Tuyên Hòa Đại Vương thượng đẳng thần; Thạch Linh thần tướng; Hỏa lôi thần tướng. Ngày nay, đình Phan (Hạ) thờ 7 vị Thành hoàng; trong đó có 4 vị từ Đình Thượng chuyển sang (có một vị Thành hoàng được tạc bằng gỗ), mặt trước 2 hồi xây hai cột đồng trụ cao, trên thân các cột đồng trụ được đắp câu đối bằng chữ hán; hiện nay đình còn lưu được nhiều nguồn tài liệu quý như: Bộ kiệu song hành, ngai thờ, bài vị, bát hương, bia đá. Ngày 31/12/2007, Đình Phan Hạ được xếp hạng Di tích Kiến trúc - Nghệ thuật cấp tỉnh.

- Chùa Quang Khánh (Chùa Phan), tọa lạc phía sau ngôi Đình Phan (Hạ) được tạo dựng năm 1723, bố cục theo kiểu tiền thần hậu phật; hiện nay kiến trúc theo kiểu chữ đinh gồm tòa tiền đường 7 gian nối với thượng điện 6 gian, chính nóc giữa đắp 3 chữ hán “Quang Khánh Tự”; Tòa Tam bảo có 22 pho tượng và 01 tượng phật Thích ca. Ngày 31/12/2007 Chùa được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh;

- Đình Bơi: Nằm trên Đồi Hồng bên bờ sông Thương thuộc thôn Phan Thượng được xây dựng vào cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn, kiến trúc hình chữ Đinh gồm 1 gian 2 chái và 1 gian hậu cung, là công trình tín ngưỡng của nhân dân thờ Đức thánh Cao Sơ thượng đẳng thần vafQuys Minh Thượng Đẳng thần và thờ Minh Giang Đô Thống có công lao đánh giặc Chiêm Thành. Hiện nay Đình vẫn lưu giữ được nhiều hiện vật chạm khắc tinh sảo như: 1 ngai thờ, hậu bành, đài thờ chân nến, bát hương gốm, bát hương đá và 4 sắc phong thời nguyễn. Đình Bơi được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh ngay 20/12/2013. Lễ hội truyền thống cụm di tích làng Phan tổ chức ngày 09 tháng giêng rước kiệu tổ chức các trò chơi, thể thao,…

*Khu Đình chùa thôn Thanh Lương:  Đình có kiến trúc nghệ thuật cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII được dựng lên để thờ Thần Hoàng gồm 7 vị là: Cao Sơn, Quý Minh, Nguyễn Hương Lang, Nguyễn Đào Lang, Nguyễn Lộc Lang, Nguyễn Tiệm Lang và Hương Cập Cung Phi Hoàng Hậu Nguyễn Ngọc Xuân. Đây là những người có nhiều công lao với quê hương, đất nước trong việc đánh đuổi giặc Ân. Lễ hội truyền thống cụm di tích làng Phan tổ chức ngày 08 tháng giêng rước kiệu tổ chức các trò chơi, thể thao;

*Khu Đình chùa thôn Quang Hiển tọa lạc trên khu vườn chùa.  

- Đình Quang Hiển được xây dựng từ thời vua Lê Trung Hưng, là công trình tín ngưỡng tôn giáo cổ, thờ Cao Sơn, Quý Minh Đại Vương, là Thành hoàng làng và Phương Dung công chúa, người có công trong chiến đấu chống quân Nam Hán được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận Di tích lịch sử  văn hóa cấp tỉnh ngày 23/8/2010.

- Chùa Thanh Vân (Chùa Quang Hiển): Được xây dựng từ lâu đời, năm 1931 làm lại, mang kiến trúc thời Nguyễn (thế kỷ XIX). Hiện nay chùa lưu giữ được bát hương, lọ hoa, cây nến, 17 pho tượng phật được thờ tại chùa, di sản Hán nôm trên Thượng Lương. Đây là trung tâm sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng của nhân dân thôn Quang Hiển. Ngày 21/8/2010, Chùa Thanh Vân được công nhận là di tích văn hóa cấp tỉnh. Lễ hội truyền thống cụm di tích Quang Hiển tổ chức ngày 08 tháng giêng rước kiệu tổ chức các trò chơi, thể thao.

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 9,856
Tổng số trong ngày: 38
Tổng số trong tuần: 138
Tổng số trong tháng: 468
Tổng số trong năm: 3,408
Tổng số truy cập: 13,407